Loading...
Top 3 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất
Hiện nay, rất nhiều các bạn sinh viên thậm chí những cá nhân đã trưởng thành vẫn đang gặp rắc rối trong quá trình quản lý tài chính của mình. Vô vàn các câu hỏi đã được đặt ra: Làm thế nào để đáp ứng đều đặn mọi yêu cầu của cuộc sống? Làm thế nào để chi tiêu một cách phù hợp hơn?,... Có lẽ, câu trả lời hợp lý nhất cho các thắc mắc này đó chính là chúng ta phải sở hữu phương pháp quản lý tài chính cá nhân tối ưu, hiệu quả. Trong bài viết này, MFast sẽ cung cấp đến các bạn Top 3 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất.

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Quản lý tài chính cá nhân là hoạt động kiểm soát, sắp xếp và định hướng các nguồn thu nhập của mình sao cho phù hợp với các nhu cầu của cuộc sống: cuộc sống hiện tại thường nhật, kế hoạch tương lai, tiền tiết kiệm,... Hay nói cách khác, đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng khiến cuộc sống của chúng ta trở nên ổn định, thuận tiện hơn.

Tại sao chúng ta cần quản lý tài chính cá nhân?

Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng cuối tháng phải chi tiêu "chắt bóp", eo hẹp hay thậm chí là phải đi vay tiền để trang trải trong khi đầu tháng rủng rỉnh, hoang phí chưa? Đó là một trong những tác hại của việc quản lý tài chính cá nhân không hiệu quả. Việc quản lý tài chính cá nhân đúng cách sẽ giúp bạn loại bỏ những tác hại đó, đồng thời, kỹ năng này còn hỗ trợ bạn:
  • Có một cuộc sống ổn định.
  • Chúng ta được đứng ở phía chủ động gần như trong mọi trường hợp.
  • Giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh bất ngờ nhờ tiền tích lũy.
  • Tối ưu hóa nguồn thu nhập.
  • Phát triển và tăng số tiền tích lũy.
Như vậy, việc quản lý tài chính cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi thế mà nó được ví là "chìa khóa của thành công" - chúng ta sẽ chỉ thành công khi và chỉ khi biết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

Top 3 cách quản lý tài chính cá nhân

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm, vai trò quan trọng của kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, bạn đã có cho mình những ý tưởng thật độc đáo, hấp dẫn cho hoạt động này chưa? Cùng MFast tìm hiểu ngay Top 3 cách quản lý tài chính cá nhân vô cùng hợp lý, hiệu quả sau đây, chắc chắn kết quả sẽ không khiến bạn thất vọng. Trước khi tiến hành thực hiện các cách quản lý tài chính cá nhân, bạn cần hệ thống thu nhập, tài chính của mình: tiền lương, tiền lãi suất,... và nghiên cứu trước những dự định, mong muốn trong tương lai của bản thân. Sau khi đã thực hiện các hoạt động đó, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây để phân phối và sắp xếp tài chính cá nhân hiệu quả nhé!

Cách 1: Quy tắc vàng trong việc quản lý tài chính cá nhân: 50/30/20

Đây là quy tắc khá phổ biến và vô cùng hiệu quả được nhiều người tin dùng. Khi sử dụng quy tắc vàng này, bạn hãy coi toàn bộ thu nhập của mình là 100%, sau đó chia nhỏ 100% để tạo thành 3 phần với số phần trăm lần lượt là: 50%, 30% và 20%. Phần 50%: Số tiền này chiếm một nửa trong tổng số thu nhập của bạn. Nó sẽ đáp ứng và chi trả cho các hoạt động tất yếu và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.  Các chi phí cho những hoạt động ấy bao gồm:
  • Chi phí nhà ở/nơi ở.
  • Chi phí di chuyển, đi lại.
  • Chi phí ăn uống hằng ngày.
  • Chi phí điện, nước,...
Phần 30%: Tiếp đến, phần 30% sẽ dành cho các hoạt động mua sắm, giải trí, vui chơi, du lịch,... Phần này có vai trò không quá quan trọng, do đó, bạn hãy chi tiêu thật hợp lý nhằm cắt giảm và tiết kiệm nhất có thể. Phần 20%: Đây sẽ là số tiền dành cho mục đích tiết kiệm, trả nợ và dự phòng. Nó sẽ phục vụ những kế hoạch, dự định trong tương lai cũng như ứng phó với các tình huống bất ngờ: ốm đau, bệnh tật, thiên tai, mất trộm,... Chú ý: Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc làm thêm an toàn, uy tín, phù hợp với luật pháp Việt Nam để cải thiện sức khỏe tài chính cá nhân, truy cập ngay ứng dụng MFast - Nền tảng cải thiện thu nhập thu động tại MFast. Cài đặt ứng dụng MFast để chúng tôi có thể thuận tiện trong quá trình hỗ trợ và giúp đỡ bạn. Bài học thứ nhất: Bài học từ quy tắc 6 chiếc lọ

Cách 2: Quy tắc quản lý tài chính cá nhân với 6 chiếc lọ

Có lẽ, tất cả chúng ta đều rất ấn tượng với cái tên của quy tắc này. Chỉ với 6 chiếc lọ, tài chính cá nhân của chúng ta sẽ được quản lý và sắp xếp thật chặt chẽ, hiệu quả. Vậy 6 chiếc lọ này chứa đựng những gì? Cùng MFast khám phá nhé! Cũng như Cách 1, khi áp dụng quy tắc này, bạn hãy coi tổng số thu nhập của mình là 100%, sau đó, chia 100% ấy thành 6 phần nhỏ: 55%, 10%, 10%, 10%, 10%, 5%. Chiếc lọ thứ nhất: Chiếc lọ này sẽ chứa 55% thu nhập với mục đích phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày như: ăn uống, đi lại, tiền điện nước, chi phí tiện ích, mua sắm,... Chiếc lọ thứ hai: Chiếc lọ này sẽ chiếm 10% thu nhập của bạn. 10% này sẽ được sử dụng cho những dự định, kế hoạch, tiết kiệm lâu dài trong tương lai như: kết hôn, mua xe, mua nhà,... và để sử dụng cho các trường hợp, tình huống bất ngờ. Chiếc lọ thứ ba: Chiếc lọ này chiếm 10% trong tổng số thu nhập của bạn. 10% ấy sẽ phục vụ cho hoạt động giáo dục và phát triển bản thân, chẳng hạn như: học giao tiếp, học kinh doanh, học ngoại ngữ,... Đây sẽ là một khoản đầu tư cần thiết, thông minh và bạn sẽ không bao giờ thua lỗ. Chiếc lọ thứ tư: Chiếc lọ này cũng mang trong mình 10% thu nhập của bạn, nó sẽ dành cho các kế hoạch nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng cuộc sống như: tham quan, du lịch,... Chiếc lọ thứ năm: 10% tiếp theo là dành cho các quỹ đầu tư sinh lợi. Tùy theo năng lực và mong muốn của bạn, có rất nhiều các quỹ đầu tư như: đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản,... Tuy nhiên, hãy thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng khi thực hiện hoạt động này nhé! Chiếc lọ thứ sáu: 5% cuối cùng ở trước lọ thứ sáu sẽ được sử dụng với mục đích từ thiện, hỗ trợ và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, "lá lành đùm lá rách". Bài học thứ hai: Số tiền chi tiêu luôn ít hơn thu nhập

Cách 3: Chi tiêu nhỏ hơn thu nhập; tiết kiệm và gia tăng thu nhập của bạn

Khi bạn chi tiêu nhỏ hơn thu nhập, khoản tiền còn lại sẽ dành cho các mục đích đầu tư, tiết kiệm, các trường hợp cấp bách và những dự định, kế hoạch trong tương lai. Tiếp đến, bạn có thể tiết kiệm tối đa số tiền chúng ta chi tiêu bằng cách loại bỏ những khoản chi không cần thiết, hạn chế tiêu xài hoang phí,... và chuẩn bị trước cho các tình huống bất ngờ như: tai nạn, ốm, bệnh, mất cắp,... Bạn có thể tham gia các loại hình bảo hiểm như: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,... để tiết kiệm và được hỗ trợ trong các tình huống bất ngờ như vậy. Cuối cùng, bạn hãy tìm kiếm những cơ hội để gia tăng thu nhập chẳng hạn như đầu tư, bán hàng, làm thêm,... dựa trên mong muốn và tình trạng sức khỏe của mình. Chú ý: Nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng để cải thiện thu nhập an toàn, ổn định và phù hợp với pháp luật Việt Nam, hãy lựa chọn MFast - ứng dụng di động giúp bạn cũng như tất cả người Việt Nam cải thiện thu nhập trong thời đại số với thế mạnh thanh toán hoa hồng, cho phép rút tiền ngay trong ngày cùng đa dạng các công việc, sản phẩm, dịch vụ,... và nhiều lợi thế khác. Cùng tải ứng dụng ngay thôi!