Loading...
Vay nặng lãi là gì? Tác động và ảnh hưởng của nó đến xã hội
Hoạt động cho vay nặng lãi hiện nay đang diễn ra thường xuyên, gây nên nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng như trật tự xã hội. Hiểu về vay nặng lãi là gì sẽ giúp bạn có thể tránh được những rắc rối và phiền toái liên quan đến các hoạt động tài chính này. Cùng MFast tìm hiểu vay nặng lãi là gì? Tác động và ảnh hưởng của nó đến xã hội trong bài viết sau.

Hoạt động cho vay nặng lãi là gì?

Tại luật hình sự đã có quy định rõ ràng về hoạt động cho vay tiền nặng lãi. Cụ thể, cho vay nặng lãi là hoạt động mà bên cho vay cho bên vay với lãi suất cao hơn gấp 5 lần so với lãi suất quy định tại Điều 468 (Khoản 1) của Bộ luật Dân sự. Nếu các bên đã thoả thuận về mức lãi suất thì mức lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 20% / năm của khoản vay, trừ trường hợp luật khác có quy định khác. Điều này nghĩa là khoản vay trở thành khoản vay nặng lãi nếu như lãi suất của khoản vay đó lớn hơn 20%/năm Tuy nhiên, nhiều người vay tiền với lãi suất cao lại không biết cách tính lãi suất và số tiền phải trả dẫn đến rủi ro tài chính. Vậy làm thế nào để tính toán các khoản cho vay nặng lãi? Trên thực tế, không có công thức tính cho vay nặng lãi. Tất cả các hoạt động cho vay có lãi suất cao được xác định một cách tự phát bởi người cho vay. Nhưng thông thường, bạn có thể tìm ra lãi hàng ngày của người cho vay nặng lãi theo công thức sau: Số tiền lãi / ngày = số dư nợ thực tế x lãi suất tính lãi/ 365 ngày Hoặc có thể tính công thức: Số tiền lãi tính trên ngày = lãi suất/ 1.000.000 Ví dụ cụ thể: Bên A cho Bên B vay với số tiền là 10 triệu đồng, với lãi suất là 5 nghìn/1 triệu/1 ngày. Thì vậy số tiền lãi phải trả hàng ngày là 5 x 10= 50 nghìn/ngày. Nếu bạn đang cần một khoản vay nhỏ để trang trải cuộc sống. Truy cập ngay vào đường link Cài Đặt của MFast và đăng ký khoản vay để được các ngân hàng và tổ chức tài chính liên hệ tư vấn hỗ trợ với mức giá ưu đãi thấp nhất tại thị trường hiện nay. Hoạt động cho vay nặng lãi là gì?

Vay nặng lãi bị xử phạm như thế nào theo pháp luật

Như đã đề cập ở trên về lãi suất cho vay, lãi suất trên 20% / năm được coi là cho vay nặng lãi và mức lãi suất vượt quá này sẽ không có hiệu lực. Theo khoản 4 và khoản 6, 7 tại Điều 12 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về mặt an ninh, trật tự, trong đó có: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi dưới đây:
  • Hoạt động kinh doanh của tiệm cầm đồ cho vay tiền có tài sản đảm bảo, nhưng lãi suất cho vay vượt quá lãi suất quy định của Bộ luật dân sự.
  • Không đăng ký ngành nghề, đầu tư có tài sản đảm bảo và điều kiện ràng buộc mà cho vay tiền có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản cầm cố nhưng lãi suất cho vay vượt quá quy định tại Bộ luật Dân Sự.
Tại Điều 201 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định về tội cho vay nặng lãi trong các giao dịch nhân sự như sau: 
  • Người nào trong giao dịch dân sự mà áp dụng cho vay với lãi suất gấp 05 lần so với mức lãi suất cao nhất được quy định trong Bộ luật Dân sự, thu nguồn lợi bất chính từ 30.000.000 đồng cho đến dưới 100.000.000 đồng, cá nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về vi phạm tội này, chưa được xóa án mà vẫn còn ngoan cố vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ lên đến 03 năm.
  • Phạm tội mà thu lợi bất chính với số tiền từ 100.000.000 đồng trở lên sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng cho đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù thời gian từ 06 tháng cho đến cao nhất là 03 năm.
  • Người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng, nghiêm cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm các công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm cho đến 05 năm. 
Như vậy, hình thức cho vay nặng lãi là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên sẽ còn tùy vào mức lãi suất khi tiến hành cho vay mà hành vi này có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc là truy cứu trách nhiệm hình sự. Vay nặng lãi bị xử phạm như thế nào theo pháp luật

Cho vay nặng lãi và bị ép viết giấy vay nợ thì có phải trả không?

Tình trạng cho vay nặng lãi, cưỡng bức viết giấy vay nợ diễn ra phổ biến. Nhiều người thắc mắc không biết rơi vào hoàn cảnh này có phải trả nợ không? Khi bị chủ nợ ép viết giấy nợ cho khoản vay nặng lãi, người đi vay sẽ không phải chi trả khoản nợ này. Nếu rơi vào trường hợp này, nạn nhân nên gọi cảnh sát và tìm cách được bảo vệ.  Do số tiền ghi trên giấy nợ là thu lợi bất chính của chủ nợ nên không được pháp luật bảo vệ. Đồng thời, đương sự sẽ bị xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự về hành vi cho vay nặng lãi và các hoạt động liên quan.

Tác động và ảnh hưởng tiêu cực của vay nặng lãi đến xã hội

Hoạt động cho vay nặng lãi ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự xã hội với nhiều hệ lụy:
  • Hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi, gây rối trật tự an ninh xã hội, gia tăng bạo lực, uy hiếp, dùng vũ lực, cưỡng đoạt, chiếm đoạt tài sản của người dân, người đi vay hay người thân trong gia đình của người đi vay.
  • Các khoản cho vay lãi suất cao tạo gánh nặng cho người đi vay và gia đình họ. Lãi suất cao, thu lợi bất chính ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhiều người.
  • Cho vay nặng lãi đã khiến nhiều gia đình phải chịu cảnh tan cửa, nát nhà và mất đi người thân. Do số tiền lãi và thời gian nợ quá lớn, cộng dồn khiến người vay không thể trả, khiến nhiều người có suy nghĩ tiêu cực.
Hiện hoạt động cho vay nặng lãi đã len lỏi đến từng ngõ ngách, khu phố, vùng quê. Tác hại của cho vay đen gây căng thẳng cho người đi vay, gia đình và xã hội nói chung. Bạn có thể chủ động tăng thêm thu nhập của bản thân bằng cách cài đặt link ứng dụng MFast. Tham gia vào nền tảng gia tăng thu nhập trong thời đại số để có thể tạo thu nhập mọi lúc mọi nơi.

Làm gì khi bị đối tượng cho vay nặng lãi uy hiếp và dùng vũ lực để đòi nợ?

Dù phải trả số tiền rất lớn khi cho vay nặng lãi, rủi ro truy thu cao nhưng nhiều người vẫn chọn giải pháp này. Vậy thì cần phải làm gì khi bị các đối tượng cho vay nặng lãi uy hiếp đòi nợ?
  • Người dân cần báo ngay cho cơ quan chức năng và công an nơi gần nhất để được bảo vệ. Hiện nay, các hoạt động truy quét về đối tượng cho vay nặng lãi được diễn ra khá nhiều nhưng vẫn chưa có thể xóa bỏ được. Bởi hình thức cho vay tín dụng đen chúng như những chân rết, đã và đang len lỏi dần vào đời sống người dân. 
  • Người dân khi vay không nên viết giấy nợ có liên quan đến số tiền vay nặng lãi. Mà hãy liên hệ ngay với cảnh sát khi bị các đối tượng cho vay nặng lãi đến uy hiếp, đòi nợ.
  • Tuyệt đối không bao giờ được chọn các giải pháp như: Tự tử, bán nhà hay là bán đất để chi trả nợ cho đối tượng.
Hy vọng với những chia sẻ trên của MFast sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về cho Vay nặng lãi là gì? Tác động và ảnh hưởng của nó đến xã hội nghiêm trọng ra sao. Từ đó có những cân nhắc thích hợp để tránh được hệ lụy không đáng có. Nếu như bạn có người thân đang cần vay tiền nhanh gấp để trang trải các chi phí thì ngay lúc này bạn hãy nhanh chóng cài đặt app MFast, và giới thiệu cho người thân với những tổ chức uy tín để nhanh chóng được duyệt khoản vay mà không phải lo lắng lừa đảo hay bị liên đới tới đường dây cho vay nặng lại. Quan trọng hơn hết là bạn sẽ nhận được khoản hoa hồng từ MFast khi bạn giới thiệu người vay tiền.