Sau khi tạo weblink và có nội dung bán hàng, việc của MFaster là “rải” link để tiếp cận càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt. Có rất nhiều kênh để bạn tiến hành công đoạn này, mỗi kênh lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Để việc “rải” link đạt hiệu quả cao, người dùng MFast nên tìm ra kênh thích hợp nhất, phù hợp với chi phí và đối tượng khách hàng của mình.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số kênh online và offline để việc tiếp thị cho weblink đạt hiệu quả cao nhất. Cùng theo dõi để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
1. Rải link trên Facebook
Facebook từ trước đến nay là một trong những trang mạng xã hội có nhiều người dùng nhất trên thế giới. Với lượng truy cập khủng mỗi ngày lên đến hàng triệu lượt, Facebook chính là một mảnh đất màu mỡ để MFaster thực hiện “rải link".
- Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân
Đây là cách đơn giản nhất để khai thác weblink trên Facebook. Nếu đi theo hướng này, bạn sẽ cần xây dựng thương hiệu cá nhân cho trang cá nhân của mình thật tốt nhằm tạo dựng lòng tin với bạn bè và người quen. Nếu bạn đã có sẵn một trang cá nhân với lượt follow cao và tương tác tốt thì đừng bỏ qua cách này nhé.
- “Rải” bình luận
Bạn hãy truy cập các trang, các hội nhóm vay tài chính, mua bán bảo hiểm và rải link ở mục bình luận của các bài viết. Cách này được khá nhiều người sử dụng, giúp tăng tương tác và được thêm nhiều người biết đến. Tuy nhiên bạn cũng nên rải bình luận một cách cẩn thận kẻo tránh bị chặn gây ảnh hưởng đến việc bán hàng. Tốt nhất là hãy bình luận đi vào chủ đề của bài viết, rồi “tiện thể” gắn thêm link để người khác đọc vào thấy nội dung hữu ích và tự nhiên nhất, không quá mang tính “quảng cáo”.
- Nhắn tin trực tiếp cho khách hàng tiềm năng
Đây là cách khá thủ công và truyền thống. Nhưng với cách này thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn bởi khách hàng thường sẽ không bỏ qua tin nhắn của bạn. Thêm vào đó bạn chỉ việc gửi weblink và để họ tìm hiểu thông tin, nên sẽ không mất quá nhiều thời gian so với việc phải tư vấn cho từng người.
2. Rải link trên Zalo
Cùng với Facebook, Zalo là mạng xã hội có lượng người dùng hàng đầu Việt Nam. Nhất là khi việc tiếp thị trên Facebook luôn cực kỳ cạnh tranh thì nhiều người đã chuyển sang Zalo tìm kiếm cơ hội.
Các phương thức để rải weblink trên Zalo cũng tương tự như Facebook. Bạn có thể đăng lên trang cá nhân, gửi tin nhắn trong các nhóm chat, hoặc gửi tin nhắn trực tiếp cho khách hàng tiềm năng.
Một ưu điểm của Zalo so với Facebook là hạn chế khách hàng “ảo". Mỗi người cần phải có số điện thoại riêng biệt thì mới có thể đăng ký tài khoản Zalo, do đó hầu như các tài khoản đều “bằng xương bằng thịt".
3. Chạy quảng cáo trên fanpage, website
Hai kênh để chạy quảng cáo phổ biến nhất là Facebook Ads và Google Ads. Với cách này đòi hỏi bạn phải đầu tư chi phí, đổi lại hiệu quả thu về sẽ lớn hơn.
- Ưu điểm
- Tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng
- Thể hiện sự chuyên nghiệp, có đầu tư trong việc bán hàng
- Nhược điểm
- Tốn chi phí, để tiếp cận đối tượng khách hàng mong muốn thì buộc bạn phải bỏ ngân sách ra. Ngân sách cho quảng cáo càng nhiều thì cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng càng lớn.
- Chính sách quảng cáo ngày càng khắt khe, nếu không may vi phạm chính sách thì có thể bị khoá tài khoản quảng cáo.
Cách tạo quảng cáo cho weblink bằng Facebook, Google
MFast đã có bài viết chi tiết các bước và kinh nghiệm chạy quảng cáo bằng Facebook và Google, bạn có thể tham khảo tại đây:
4. Tiếp thị offline bằng poster, brochure
Ngoài các cách rải link online, bạn cũng có thể sử dụng in các poster hoặc brochure để quảng cáo cho weblink của mình. Thông tin về sản phẩm của bạn, cách thức liên hệ, weblink và mã QR sẽ được hiển thị trên poster và brochure.
Tham khảo hướng dẫn chi tiết cách tiếp thị offline cho weblink tại đây.