Loading...
Dịch vụ mua hàng trả sau phát triển ở các siêu ứng dụng
Sự bùng nổ của thị trường mua hàng trả sau đang thôi thúc sự tham gia của ngày càng nhiều công ty công nghệ tài chính.Các các siêu ứng dụng công nghệ đang “vung tiền” để lao vào “cuộc chơi” mua hàng trả sau làm cho thị trường ngách này “nóng” hơn bao giờ hết.

Mỏ vàng dịch vụ “mua ngay, trả sau”

Hãng công nghệ tài chính PayPal của Mỹ đang chuẩn bị mua lại start-up Paidy - công ty cung cấp dịch vụ “buy now, pay later” (mua ngay, trả sau) của Nhật Bản với giá 300 tỷ Yên (khoảng 2,7 tỷ USD). Trong khi hồi tháng 3/2021, Paidy chỉ được định giá 1,2 tỷ USD. Thương vụ này giúp Paidy trở thành một trong những start-up giá trị nhất tại Nhật Bản. Thương vụ dự kiến được hoàn tất vào quý IV năm nay và sẽ được thanh toán phần lớn bằng tiền mặt. Gần đây, PayPal cũng liên tục phát triển dịch vụ mua ngay, trả sau. Mùa hè năm ngoái, công ty này ra mắt một công cụ mới cho phép các nhà bán lẻ được trả tiền trước kể cả khi khách hàng chọn mua hàng trả góp trong vài tuần. [caption id="attachment_20436" align="aligncenter" width="800"]BNPL Theo báo cáo của Worldpay, các dịch vụ mua ngay, trả sau sẽ là hình thức thanh toán trực tuyến tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu trong vòng 5 năm tới[/caption] Không đứng ngoài “cuộc chơi”, tháng trước, Amazon tuyên bố sẽ hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính Affirm để triển khai chức năng mua ngay, trả sau cho các đơn hàng trị giá trên 50 USD. Hai công ty cho biết, dịch vụ này vẫn đang được thử nghiệm và dự kiến ra mắt trong vài tháng tới. Affirm đang được điều hành bởi nhà sáng lập Max Levchin - cũng là nhà đồng sáng lập PayPal. Trong khu vực Đông Nam Á, nhiều start-up đã nhanh chóng khai phá thị trường này. Có thể kể đến Akulaku (Indonesia), từng nhận 40 triệu USD vốn đầu tư của Ant Group, hay Hoolah - nền tảng từng nhận vốn đầu tư 8 con số ngay tại vòng Serie A, dẫn dắt bởi Allectus Capital và Kredivo của Indonesia. Đáng chú ý, trong số này có Kredivo vừa công bố sẽ “vươn vòi” hoạt động sang Việt Nam thông qua thương vụ bắt tay với Công ty Tài chính VietCredit. Công ty con mới thành lập có tên Kredivo Vietnam Joint Stock Company. Trong khi đó, Fundiin - start-up đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực mua trước, trả sau (theo mô hình miễn phí và lãi cho người dùng) cũng vừa khép lại một vòng hạt giống với sự tham gia của Genesia Ventures, JAFCO Asia, Trihill Capital, Xffirmers, với số vốn huy động được là 1,8 triệu USD. Thị trường hấp dẫn tới mức, nhiều công ty thanh toán di động tại Indonesia và châu Á - Thái Bình Dương muốn sử dụng nền tảng của mình để cung cấp các dịch vụ tài chính kỹ thuật số toàn diện. Grab, Gojek và Shopee cạnh tranh nhau để kiểm soát ví tiền của người dùng trong Covid-19. Năm nay, tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ở khu vực Đông Nam Á ước đạt 80 tỷ USD.

Miễn phí, miễn lãi để thu hút khách hàng

Những diễn biến mạnh mẽ và dồn dập từ các tập đoàn lớn nhỏ trên thế giới với kế hoạch tấn công vào thị trường Việt Nam không khiến Fundiin bối rối. Nguyễn Ảnh Cường, CEO Fundiin tự tin: “Khi thật sự mang đến giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng, thì không cần quá lo lắng về cạnh tranh”. Hiện nay, trên thị trường có 2 mô hình kinh doanh dịch vụ mua trước, trả sau, gồm mô hình thu lãi, phí từ người dùng (thẻ tín dụng, cho vay trả góp, Momo, TPBank, Kredivo, Akulaku, paylater.vn...) và mô hình miễn lãi, phí cho người dùng, với nguồn thu chính là từ đối tác bán lẻ, như Klarna, Afterpay, Fundiin.  Ngoài ra, các mô hình cho vay truyền thống (các đơn vị bán trả góp có lãi) cũng tự gọi là kinh doanh dịch vụ mua trước, trả sau. Do đó, những mô hình như Fundiin, Klarna, Afterpay buộc phải thêm từ “không phí, lãi” để phân biệt. Xem thêm: MFast triển khai sản phẩm Bán Hàng Trả Chậm  Tuy nhiên, các nhà quản lý lo ngại, những chiến dịch tiếp thị mạnh tay của doanh nghiệp có thể đẩy hàng triệu người vào cảnh chi tiêu vượt ngân sách. Các công ty phải ưu tiên hướng dẫn khách hàng về tài chính để tránh chi tiêu quá mức. Stuart Thornton, CEO Hoolah tiết lộ, Công ty sử dụng thuật toán độc quyền để xác định một người có đủ điều kiện sử dụng dịch vụ hay không. Họ dự định triển khai dịch vụ này tại Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam vào cuối năm nay. Còn GoPay lại dựa vào lịch sử giao dịch của khách hàng để xác định tính hợp lệ.

Ứng dụng “bán hàng trả chậm” tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, thế hệ trẻ đặc biệt là Gen Z những người đang làm chủ thị trường tiêu dùng không thụ động chờ đợi tiền lương của họ về để trang trải các chi phí trong tháng. Nhu cầu mua sắm, thanh toán hóa đơn… luôn thúc đẩy họ tìm kiếm các giải pháp tài chính sáng tạo hơn và đây chính là cơ hội của mảng trả trước và trả sau. Nắm bắt được tâm lý và xu hướng tiêu dùng mới của thị trường, các công ty công nghệ trong nước đã cho ra đời các ứng mua hàng trả sau nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Những cái tên nổi bật như: Momo, VNPay, VietCredit... đang dần tạo dựng vị thế riêng trên thị trường ngách này. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, có một “nhân tố” mới xuất hiện làm cho địa hạt “mua hàng trả sau” này ngày càng trở nên sôi động đó sản phẩm MFast Pay Later – Bán Hàng Trả Chậm đến từ nền tảng MFast. Sản phẩm “Bán hàng trả chậm” MFast Pay Later (MPL) trên nền tảng MFast mang một làn gió mới cho thị trường sôi động này, vì đây là sản phẩm đầu tiên dành cho đối tượng là cộng tác viên bán hàng. [caption id="attachment_20437" align="aligncenter" width="800"]MFast ra mắt bán hàng trả chậm Với MFast Pay Later, cộng tác viên trên MFast sẽ là người sử dụng dịch vụ này để giới thiệu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tới khách hàng cuối. MFast tận dụng đội ngũ cộng tác viên hùng hậu của mình, thông qua mô hình bán hàng Door-To-Door giúp khách hàng có một trải nghiệm mua sắm trực tuyến tiện lợi và giảm nhẹ gánh nặng tài chính.[/caption] Mô hình Bán Hàng Trả Chậm thế hệ mới của MFast giúp tối ưu hóa quy trình thủ tục xét duyệt đơn giản, nhanh chóng và trực quan, không yêu cầu chứng minh thu nhập, được áp dụng cho nhiều mặt hàng, dịch vụ và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Điểm đặc biệt của MPL:
  • Đây là sản phẩm dành cho các MFaster, Với mức hoa hồng “khủng” lên đến 7% giá trị sản phẩm.  Khi giới thiệu thành công hồ sơ của khách hàng tại mục MPL, hoa hồng sẽ tự động chuyển về tài khoản MFaster.
  • Trả chậm linh hoạt: MPL chia nhỏ thanh toán từ 3-5 kỳ giúp khách hàng giảm nhẹ gánh nặng tài chính
  • Lãi suất 0%: Khách hàng chỉ cần thanh toán khoản góp dựa trên kỳ hạn đăng ký và không bao gồm lãi suất
  • Số hóa 100%: Tự động hóa quy trình thẩm định và phê duyệt nhanh chóng chỉ trong vòng 5 phút
Dù chỉ mới là “tân binh” trên thị trường mua hàng trả sau, nhưng với những ưu điểm riêng có, MFast Pay Later sẽ là lựa chọn trên cả tuyệt vời dành cho mọi khách hàng.