Loading...
Quy định pháp luật về bảo hiểm tài sản như thế nào?
Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đang phát triển vượt bậc và dần trở thành ngành dịch vụ, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với nhiều loại hình bảo hiểm đa dạng, phong phú. Hiện nay, bảo hiểm tài sản và giải quyết bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là nội dung được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Vậy cụ thể loại hình bảo hiểm này như thế nào và quy định pháp luật như thế nào? Bài viết sau MFast sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn! [caption id="attachment_18670" align="aligncenter" width="800"]Quy định pháp luật về bảo hiểm tài sản như thế nào? Quy định pháp luật về bảo hiểm tài sản như thế nào?[/caption]

Bảo hiểm tài sản và những đặc trưng cơ bản

Tại Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm 2010 và được định nghĩa như sau: “Bảo hiểm tài sản là sản phẩm bảo hiểm mà theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, với điều kiện bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm đúng thỏa thuận”. Đặc trưng cơ bản của hợp đồng bảo hiểm tài sản:
  • Thỏa thuận của các bên trong hợp đồng gắn với các sự kiện ngẫu nhiên mang tính may rủi. Bảo hiểm cho sự rủi ro không bảo hiểm cho sự chắc chắn.
  • Việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm chính là việc giải quyết hậu quả của rủi ro đã thỏa thuận trước trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, các bên không thể biết chắc chắn, chính xác về sự kiện bảo hiểm sẽ xảy ra, không xác định được trước hậu quả.
  • Việc xác định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phụ thuộc vào việc có xuất hiện hay không các sự kiện ngẫu nhiên mang tính may rủi.

Những quy định về giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

Bồi thường là nghĩa vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp bảo hiểm. Khi một sự kiện bảo hiểm xảy ra, căn cứ để xác định xem bên mua bảo hiểm có được bồi thường hay không là dựa vào các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm cũng có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản đã giao kết và theo quy định pháp luật.

Thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường

Luật kinh doanh bảo hiểm 2010 đã sửa đổi quy định như sau:
  • Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
  • Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm.
  • Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
Nếu bên mua bảo hiểm chưa đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm (Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000) mà xảy ra sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn ra hạn đóng phí. Sau đó, bên mua bảo hiểm vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ đóng đầy đủ phí bảo hiểm trong thời hạn gia hạn theo thỏa thuận của các bên.

Thời hạn bồi thường

Điều 29 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn thì Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường. Đây là thời gian ấn định để Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bồi thường của mình.

Giới hạn bồi thường

Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm theo nguyên tắc: “Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm”. [caption id="attachment_18672" align="aligncenter" width="800"]Bảo hiểm tài sản Cách bảo vệ tài sản của bạn hiệu quả và an toàn nhất đó chính là tìm hiểu và lựa chọn bảo hiểm bảo vệ an toàn tài sản.[/caption]

Căn cứ xác định tổn thất khi giải quyết bồi thường

Điều 46 Luật kinh doanh bảo hiểm thì để xác định số tiền bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm khi giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản, dựa vào các căn cứ sau:
  • Thứ nhất, căn cứ vào giá thị trường của tài sản tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất.
  • Thứ hai, căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế xảy ra và thời điêm sự kiện bảo hiểm diễn ra. Mức độ thiệt hại được dùng để làm căn cứ xác định tổn thất khi bồi thường là mức độ thiệt hại tại nơi xảy ra và thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm.
  • Thứ ba, những chi phí để đề phòng, hạn chế thiệt hại theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.Trường hợp người mua bảo hiểm tham gia đồng thời hai hợp đồng bảo hiểm cho cùng một tài sản. Mức bồi thường được quy định như sau:

Các hình thức bồi thường

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận để lựa chọn một trong ba hình thức bồi thường sau:
  • Sửa chữa tài sản bị thiệt hại
  • Thay thế tài sản thiệt hại bằng tài sản khác
  • Trả tiền bồi thường

Bảo vệ tài sản của bạn một cách hiệu quả cùng MFast

Cách bảo vệ tài sản của bạn hiệu quả và an toàn nhất đó chính là tìm hiểu và lựa chọn bảo hiểm bảo vệ an toàn tài sản. Và hiện nay, trên MFast - ứng dụng giúp người dùng Học - Thực Hành và Tạo thu nhập bền vững trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm đã và đang liên kết với các công ty bảo hiểm uy tín tại Việt Nam như: VASS, PTI, PVI, BSH, OPES, MIC...…. để mang đến các sản phẩm bảo hiểm  đa dạng cho mọi đối tượng trong đó có hình thức bảo hiểm bảo vệ tài sản. Với đội ngũ MFaster được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp, cùng với thủ tục hồ sơ bảo hiểm đơn giản giúp những khách hàng có nhu cầu có thể tiếp cận các sản phẩm bảo hiểm một cách tiện lợi và nhanh chóng. MFast thực sự là một địa chỉ đáng tin cậy cho những ai đang muốn bảo vệ tài sản một cách hiệu quả