Loading...
Bán hàng trả chậm - MFast Pay Later hứa hẹn thay đổi cuộc chơi mua sắm
Thị trường Fintech đang ngày càng trở nên sôi động và đầy cạnh tranh bởi những tên tuổi lớn không ngừng “nhấn ga” tăng tốc bước vào địa hạt “mua hàng trả sau”. MFast nền tảng giúp người dùng Học - Thực hành - Tạo thu nhập bền vững trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm đã đầu tư…. để phát triển sản phẩm MFast Pay Later – Bán Hàng Trả Chậm, theo một cách hoàn toàn mới, hứa hẹn là “nhân tố” làm thay đổi cuộc chơi mua sắm.

“Miếng bánh” béo bở trên thị trường tài chính

Theo Kaypay, thị trường mua hàng trả sau tại Việt Nam trị giá khoảng 4, 6 tỷ USD. Research & Market cũng nhận định, tổng giá trị hàng hóa của thị trường này đạt mức 10,5 tỷ USD vào năm 2028. Mua hàng trả sau - Buy Now Pay Later (BNPL) là hình thức thanh toán đang thịnh hành trên toàn cầu, khi người tiêu dùng mua hàng và trả dần thành nhiều đợt. Điểm khác biệt là BNPL thủ tục đơn giản hơn vay trả góp, không tính lãi suất, chỉ tính phụ phí và phí trả chậm theo % giá trị sản phẩm, dịch vụ khi thanh toán trễ hạn. Tại Việt Nam, hàng loạt các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki…, hiện đã tích hợp phương thức thanh toán trả sau. Bởi đây là một phương thức thanh toán sẽ giúp các sàn hưởng lợi khi thúc đẩy nhu cầu chi tiêu của khách hàng. “Giai đoạn đại dịch, mọi người đã làm quen với thanh toán online. Nhưng điểm đặc biệt hơn là họ có thể phân nhỏ những khoản chi trong thời gian dài hơn, dựa vào điểm tín dụng của mỗi cá nhân thì họ sẽ có giám sát, quản lý tín dụng khác nhau. Với sự trợ giúp của BNPL, các sàn thương mại điện tử sẽ được hưởng lợi vì khách hàng có nhu cầu mua cao hơn, tăng sự chi tiêu trên sàn và Tiki cũng được hỗ trợ từ các đối tác BNPL để đẩy mạnh tiếp thị và truyền thông cũng như nhiều giá trị khác. Đây cũng là hình thức có nhiều tiềm năng phát triển ở Việt Nam vì tỉ lệ người sở hữu thẻ tín dụng thấp”, ông Lù Duy Nguyên, Giám đốc Cấp cao phụ trách Dịch vụ số và Thanh toán tại Sàn thương mại điện tử Tiki cho hay. [caption id="attachment_20341" align="aligncenter" width="800"]BNPL Hiện Đông Nam Á được đánh giá là một trong những khu vực mà mua hàng trả sau phát triển nhanh nhất, do số lượng người dùng internet ngày càng tăng.Theo dự báo của IDC, quy mô thương mại điện tử được dự báo đạt gần 180 tỷ USD vào năm 2025, trong đó BNPL chiếm 5% tổng giá trị thương mại điện tử. Do đó nhiều công ty fintech đã tham gia cuộc chơi để khai thác mảnh đất tiềm năng này.[/caption]

Đại gia ngoại và startup nội trên một chuyến tàu

Kỳ vọng vào một viễn cảnh bùng nổ của BNPL tại Việt Nam đã thúc đẩy hàng loạt tên tuổi lớn trong giới fintech tham gia vào thị trường. Các đại gia ngoại như Napas, SmartPay, Home Credit… thời gian vừa qua tìm mọi cách bắt tay với các ngân hàng, công ty tài chính Việt để thúc đẩy thẻ tín dụng nội địa, phát triển dịch vụ mua hàng trả sau với nhiều chiến lược thu hút khách hàng. Các công ty khởi nghiệp quốc tế trong lĩnh vực này như Atome, Kredivo (Singapore), cũng đã chọn Việt Nam và đặt kỳ vọng là điểm đến giúp họ tăng trưởng. Còn trong nước, Fundiin hiện là cái tên tiên phong và cũng sáng giá trong thị trường mua hàng trả sau. Trong năm ngoái, startup này đã 2 lần gọi vốn thành công. Lần đầu từ Zone Startup và 1982 Ventures nhưng không tiết lộ con số cụ thể. Lần thứ hai, startup này gọi được 1,8 triệu USD trong vòng hạt giống. Ông Nguyễn Ảnh Cường, CEO Fundiin cho hay, điều quan trọng nhất để các mô hình tín dụng có thể phát triển được là vấn đề danh tính, tức làm sao để định danh được người sử dụng dễ dàng nhất trên không gian mạng. Tại Việt Nam, hiện đã triển khai và xúc tiến rất nhanh việc phát hành thẻ căn cước công dân gắn chip. Việc này tạo tiền đề để đồng bộ tất cả dữ liệu công dân về một nơi. Đây là nền tảng cho các công ty fintech, tài chính, ngân hàng dựa trên dữ liệu để đánh giá tín nhiệm tốt hơn. Ngoài Fundiin, tại thị trường Việt Nam cũng có nhiều startup đang cạnh tranh để giành miếng bánh mua hàng trả sau như WowMelo, Reepay, LitNow, Movi.... Trong đó, các mặt hàng áp dụng hình thức BNPL hiện nay chủ yếu là các sản phẩm bán lẻ như thời trang, thiết bị công nghệ, mỹ phẩm, đồ gia dụng… Nhưng, bên cạnh những tiềm năng không thể phủ nhận, mô hình kinh doanh mua hàng trả sau cũng tồn tại không ít rủi ro cho các công ty khởi nghiệp. Ngoài việc khách hàng không trả nợ, theo ông Lê Văn Dương, Luật sư thành viên công ty Luật Indochine Counsel, bảo mật thông tin và khiếu nại là hai thách thức mà startup cần vượt qua. Thứ nhất là bảo mật thông tin, mua hàng trả sau là giao dịch không chỉ xảy ra giữa người bán và người mua mà thông qua nền tảng của nhà cung cấp dịch vụ BNPL. Vấn đề bảo mật thông tin vô cùng quan trọng để đảm bảo luồng tiền đến và đi an toàn, những dữ liệu thông tin của người phải tuân thủ Luật Bảo mật thông tin. Thứ hai, với phương thức mua hàng truyền thống, người dùng có thể khiếu nại trực tiếp với người bán. Nhưng với BNPL, khách hàng sẽ khiếu nại với nhà cung cấp dịch vụ. Vì thế, nghĩa vụ của nhà cung cấp tăng lên gấp đôi, một là phải kiểm tra đầu vào với các nhà bán hàng, hai là phải có cam kết với người mua. [caption id="attachment_20431" align="aligncenter" width="800"]MPL Cũng theo các chuyên gia, hiện BNPL dù có nhiều tiềm năng phát triển ở thị trường Việt Nam và trên thế giới, nhưng đây cũng là mô hình thanh toán mới, vì vậy cần thời gian để định hướng, giáo dục thị trường. Trong đó, điều quan trọng mà các startup, công ty cung cấp dịch vụ mua hàng trả sau cần làm là phải tạo được niềm tin của người tiêu dùng.[/caption]

MFast Pay Later – giải pháp tài chính vượt trội theo cách riêng biệt

Theo ông Phan Thanh Long, người Đồng sáng lập MFast – nền tảng giúp người dùng Học – Thực Hành – Tạo thu nhập bền vững trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, sản phẩm Bán Hàng Trả Chậm – MFast Pay Later không chỉ mang lại lợi ích thiết thực và trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới cho khách hàng mà còn đem đến cơ hội gia tăng thu nhập cho các cộng tác viên của MFast. Mô hình Bán Hàng Trả Chậm - MFast Pay Later (MPL) hoàn toàn khác biệt vì được phát triển dành riêng cho người dùng - cộng tác viên MFast. Thay vì người tiêu dùng phải đến các cửa hàng bán lẻ để mua hàng hóa, dịch vụ hoặc mua sắm trực tuyến, nay MFast mang sản phẩm, dịch vụ đến tận nơi thông qua đội ngũ cộng tác viên bán hàng (MFaster) hùng hậu trên toàn quốc mà không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào. Với nhiều sản phẩm hấp dẫn phù hợp với giới trẻ và cả gia đình như điện thoại OPPO, điện máy Kangaroo, Umbala, chắc chắn sẽ là cơ hội tốt để MFaster giới thiệu tới khách hàng của mình. Với mỗi khách hàng giới thiệu thành công, MFaster sẽ nhận được hoa hồng lên tới 7% giá trị sản phẩm. Lợi ích quan trọng nhất mà MFast mong muốn ở sản phẩm đó là có thể giúp MFaster đa dạng hoá nguồn thu nhập và sự tiện lợi của khách hàng. Xem thêm: Nhận 280K khi bán OPPO qua MFast Pay Later Có thể nói, đây là giải pháp tài chính có lợi cho cả người mua lẫn người bán. Trong đó, sự tiện lợi, nhanh chóng và tỷ lệ phê duyệt cao tạo nên sự cạnh tranh và khác biệt của sản phẩm Bán hàng trả chậm. Tại Việt Nam hiện nay, những người trẻ nhất là Gen Z thế hệ luôn muốn khuấy động cuộc sống bằng những trải nghiệm thú vị đang rất muốn sử dụng phương thức thanh toán này, nhưng thực tế trên thị trường chưa có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ. Do đó thị trường sẽ còn nhiều dư địa để MPL phát triển và vươn tầm.