Loading...
Mua hàng trả sau nắm phần thắng trước phương thức thanh toán truyền thống
Theo báo cáo thống kê đến từ mạng lưới dịch vụ kiểm toán đa quốc gia - Deloitte thì tốc độ phát triển của loại hình dịch vụ mua hàng trả sau đang phát triển rất mạnh mẽ với mức tăng trưởng hơn 130% mỗi năm, doanh số xấp xỉ 500 triệu USD/năm. Điều này cho thấy nếu doanh nghiệp phát triển các dịch vụ mua hàng trả sau sẽ có cơ hội cạnh tranh trước phương thức thanh toán truyền thống.

“Thời” của mua hàng trả sau đã tới

Dịch vụ mua hàng trả sau tại Việt Nam được nhận định sẽ tăng trưởng trung bình 126,4% hàng năm và ước đạt doanh số 1123,9 triệu USD vào năm 2022. Tổng giá trị hàng hóa mua trước trả sau trong nước sẽ tăng gấp 21 lần từ con số 496,4 triệu USD vào năm 2021 lên đến 10.528 USD vào năm 2028 theo báo cáo của tổ chức Research and Markets. Cụ thể, dịch vụ mua hàng trả sau là một hình thức cung cấp tín dụng ngắn hạn, cho phép người mua hàng trước và trả tiền sau mà không bị tính lãi, phí hoặc chỉ chịu lãi suất ở mức thấp nhất. Thời gian mà khách hàng thanh toán cho món hàng đó sẽ phụ thuộc vào điều khoản nhà cung cấp mua hàng trả sau, nhưng thông thường là trả đầy đủ vào cuối tháng hoặc chi làm nhiều lần (khoảng 3 lần/1 tháng hoặc 4 lần/2 tuần). Trên thực tế, mặc dù hình thức mua hàng trả sau đã xuất hiện từ lâu nhưng nó thực sự trỗi dậy và trở nên phổ biến trong giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua với sự tăng trưởng mạnh của thương mại điện tử thông qua hình thức thanh toán tín dụng. [caption id="attachment_20732" align="aligncenter" width="800"]MTrade Những mặt hàng như điện máy, thời trang, công nghệ, sức khỏe là những danh mục thông dụng hàng đầu trong thanh toán mua hàng trả sau và hình thức này thu hút đối tượng khách hàng chủ yếu là giới trẻ.[/caption] Hình thức mua hàng trả sau sở hữu một số ưu điểm hơn thẻ tín dụng như cấp tín dụng đơn giản hơn, nhanh chóng hơn. Nếu khách hàng xin cấp thẻ tín dụng cần phải cung cấp nhiều loại giấy tờ như sao kê bảng lương, tài sản đảm bảo, và chờ một khoảng thời gian để phê duyệt thì với việc cấp tín dụng mua hàng trả sau chỉ cần đăng ký bằng phương pháp xác thực định danh điện tử qua các ứng dụng mua hàng trả sau, hoặc ứng dụng của các nhà bán lẻ hay các ngân hàng có cung cấp dịch vụ mua hàng trả sau. Tìm hiểu thêm: Mua hàng trả sau có phải mua hàng trả góp hay vay tín dụng Đối với những khách hàng có lịch sử mua sắm trực tuyến và điểm tín dụng tốt, còn được cấp ngay một mức tín dụng để chi tiêu chỉ trong vài phút sau việc xác thực nhanh chóng. Như vậy, qua đây chúng ta có thể thấy dịch vụ mua hàng trả sau thực sự là một giải pháp mua sắm đầy tiện ích, tạo điều kiện cho người không có cơ hội mở thẻ tín dụng, chưa sẵn sàng về tài chính cũng có thể thoải mái mua sắm.

Sản phẩm thời số hoá

Mua hàng trả sau là một sản phẩm tài chính của thời đại số, và fintech là những người đi đầu trong thị trường này. Khi các fintech mua hàng trả sau mở rộng quy mô, ngân hàng có thể mất doanh thu nếu không có hành động ngay từ bây giờ. Nhiều fintech mua hàng trả sau đã “đổ bộ” vào Việt Nam như WowMelo, Atome, Fundiin, Kredivo, Bankograph, Pine Labs,...Và hiện nay, một cái tên mới nổi trên thị trường mua hàng trả sau đến từ Công ty Cổ phần Thanh toán số (Digi Pay) là MFast Pay Later trên nền tảng MFast với nhiều tính năng ưu việt đã và đang làm cho thị trường thanh toán số ngày một sôi động hơn. Hơn thế nữa, MPL và các sản phẩm khác trên ứng dụng MFast chính là cơ hội kiếm tiền online không cần vốn cũng như đa dạng nguồn thu nhập cho các MFaster giữa lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp. [caption id="attachment_20733" align="aligncenter" width="800"]MFast Pay Late Chính mua hàng trả sau hiện đang là động lực tăng trưởng của ngân hàng và các đối tác bán lẻ. Theo đó, các lợi ích thu được sẽ vượt xa so với lợi ích tài chính đơn thuần do việc mua hàng mang lại. Các ngân hàng thông qua việc củng cố quan hệ với các đối tác bán lẻ hiện có và thu hút thêm các đối tác mới với mong muốn được cung cấp dịch vụ này.[/caption] Về phía các nhà bán lẻ, triển khai dịch vụ mua hàng trả sau mang lại cho họ cơ hội hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng (BaaS) nhằm cung cấp các sản phẩm tài chính cho khách hàng. Đồng thời, có thể tận dụng dữ liệu khách hàng để cải thiện giá trị định vị của chương trình khách hàng thân thiết, và cung cấp các ưu đãi tốt hơn.

5 nội dung cốt lõi dành cho các doanh nghiệp đang tìm hướng phát triển giải pháp mua hàng trả sau

  • Tuyên bố giá trị - xác định và thấu hiểu nhu cầu của nhà bán lẻ và khách hàng, xây dựng mô hình để giải quyết những khó khăn chính.
  • Công nghệ và dữ liệu - phát triển hệ thống công nghệ với các giải pháp tối ưu nhất cho phép ra quyết định tức thời (real-time) cũng như tạo ra các giải pháp thế hệ tiếp theo mang lại trải nghiệm khác biệt cho khách hàng.
  • Rủi ro và tuân thủ - thiết kế khung rủi ro cung cấp lợi thế cạnh tranh, từ phát hiện và quản lý gian lận đến xác định khẩu vị, mô hình và chiến lược rủi ro.
Xem thêm: Bí quyết bán hàng trả chậm 0% dành cho MFaster
  • Kỹ năng và năng lực - đầu tư vào năng lực chuyên ngành trong các lĩnh vực quan trọng để bổ sung cho đội ngũ hiện có của doanh nghiệp, cũng như xây dựng thương hiệu và tạo sự khác biệt cho sản phẩm trên thị trường.
  • Tiếp cận thị trường – lồng ghép các dịch vụ cung cấp vào một danh mục kinh doanh của doanh nghiệp và sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP) ra thị trường.

5 nguyên tắc chính thiết kế cho hành trình khách hàng để tạo nên dịch vụ mua hàng trả sau thành công

  • Quyết định rủi ro tín dụng tức thời và phát hiện gian lận tại thời điểm đăng ký sử dụng dịch vụ, và chiến lược thu nợ nâng cao trong mức rủi ro có thể chấp nhận được để hạn chế các khoản nợ xấu;
  • Trải nghiệm khách hàng xuyên suốt kết hợp nhiều điểm tương tác khác nhau giữa khách hàng, nhà bán lẻ và tổ chức cho vay - tránh tình trạng trải nghiệm riêng lẻ hoặc bị gián đoạn.
Tìm hiểu thêm: Cẩm nang các sản phẩm Bán Hàng Trả Chậm trên MFast
  • Dễ dàng tích hợp và chia sẻ dữ liệu giữa nhà bán lẻ và tổ chức cho vay trong suốt hành trình khách hàng được hỗ trợ bởi công nghệ API;
  • Tuyên bố giá trị khác biệt so với các nhà cung cấp mua hàng trả sau khác trong thị trường hàng hóa tiêu dùng ngày càng phát triển. Chiết khấu (57%), điểm khách hàng thân thiết (56%) và lợi ích độc quyền (40%) là một trong những giá trị hấp dẫn nhất mà mua hàng trả sau mang lại.
  • Tiếp thị chủ động và xây dựng thương hiệu giữa khách hàng, doanh nghiệp và tổ chức cho vay để mua hàng trả sau trở thành tùy chọn thanh toán được lựa chọn, tăng giá trị trung bình trên một đơn hàng (AOV) cũng như tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.
Qua đây, MFast muốn nêu lên lý do tại sao phương thức thanh toán này ngày càng phổ biến và được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Sản phẩm MPL và nhiều sản phẩm khác trên ứng dụng MFast chính là cơ hội đầu tư kiếm tiền online với số vốn 0 đồng dành cho các MFaster.